Lễ ăn hỏi của người Việt

Lễ ăn hỏi của người Việt

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ nhà trái và nhà gái. Gia đoạn quan trọng nhất dẫn đến một cuộc hôn nhân thuận lợi, cả chàng trai và cô gái đều ra mắt hai hộ trong ngày ăn hỏi này, đồng thời đây cũng là thời điểm để cô gái trở thành nàng dâu dịu hiền trong mắt đằng trai và chàng trai sẽ ghi điểm bởi sự lịch lãm, khả năng giao tiếp đối với họ nhà gái.

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự hưa gả con gái cho nhà trai và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.

Trong ngày ăn hỏi sự hiện diện của hai bên gia đình là điều đương nhiên cần phải có. Mỗi bên gia đình là sẽ cử ra những người đại diện để bàn bạc đưa ra các công việc trọng đại trong ngày trọng đại sắp tới. Phần lớn cả hai bên gia đình đều cử bố mẹ, anh em của bố mẹ, và một số bạn bè thân thích đến tham gia lễ ăn hỏi của cặp uyên ương. Mọi thủ tục thường được lược bỏ, rút gọn để chuẩn bị cho ngày cưới của con cháu trong nhà mình.

Số lượng tráp ăn hỏi của nhà trai mang sang cho nhà gái được chuẩn bị theo các yêu cầu của họ nhà gái đưa ra.Vì thế ngoài ba mẹ, người thân và bạn bè thân thiết ra thì một đối tượng không thể thiếu được đó là đội ngũ bê tráp, những người sẽ mang lễ vật sang nhà gái ăn hỏi. Trang trí lễ ăn hỏi cần những lễ vật sau:

Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê và bánh cốm – bánh phu thê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm. Ngoài ra trong lễ ăn hỏi  các vật phẩm khác như cau trầu, banh phu thế, rượu, thuốc, tiền…. đều được đựng trong hộp tráp màu đỏ hoặc được gắn chữ hỷ màu đỏ chỉ sự vui mừng. Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và lợn quay.

Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; tất nhiên, chất lư­ợng và số lượng thêm bớt thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa), nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp (số lẻ tượng trưng cho sự phát triển).

Tráp ăn hỏi ngày nay được sử dụng phổ biến hiện nay bắt đầu từ lễ ăn hỏi 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp…. với người miền mắc, đối với người miền nam thì số lượng tráp sẽ là lẻ. Nhà hàng Thiên Phương hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những gói bê tráp thật đẹp mắt và đầy ý nghĩa

 

2023 Copyright © NHÀ HÀNG XUYÊN Á Web Design by Nina.vn
Đang online: 13   |   Tổng truy cập: 99010
Hotline tư vấn miễn phí: 0336980743
Hotline: 0336980743
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0336980743 SMS: 0336980743

NHÀ HÀNG XUYÊN Á

NHÀ HÀNG XUYÊN Á

NHÀ HÀNG XUYÊN Á